Giải đáp thắc mắc (766)

Câu hỏi: Thưa thầy Truyền Đạo, có quá nhiều hối hả náo nhiệt trong giới tuổi thiếu niên ngày nay. áp lực to lớn giữa bài tập về nhà từ trường học, hoạt động thể thao, bài học âm nhạc, sinh hoạt phục vụ cộng đồng. cha mẹ có thể làm để giúp thiếu niên biết đối phó với sự bận rộn và đầy căng thẳng này là gì? Điều gì quan trọng nhất?

GIẢI ĐÁP: Mỗi bậc cha mẹ là Cơ Đốc nhân đều phải thường xuyên nhắc lại cho chính mình câu hỏi quan trọng “Những hệ thống, nội dung nào xác định mục tiêu, sinh hoạt cùng xây dựng mới quan hệ để những người gia đình cùng làm việc và chia sẻ thông tin với nhau? nếu không làm như vậy họ sẽ bị lạc lối ngay giữa thế giới ngổn ngang với những thông tin, sức ép, cùng ảnh hưởng văn hóa của nơi họ đang sinh sống cùng đang nuôi dạy con mình đi đúng đường lối của Chúa.

Sự ưu tiên trong một cuộc sống quân bình là điều rất quan trọng, là những phụ huynh Cơ Đốc, chúng ta không thể chỉ việc nhồi nhét khuôn mẫu nuôi dạy con theo Thánh Kinh vào một thời khóa biểu cứng ngắc theo hình thức của người đời về hình ảnh của một đứa trẻ thành công theo ý cha mẹ mình muốn mà trong khi đó mỗi đứa trẻ đều có những cá tánh, sự tiếp nhận, sự phản hồi tình huống đều hoàn toàn khác nhau. Có rất nhiều hình thức linh hoạt để đưa Lời của Chúa là nguồn của mọi sự khôn ngoan, khởi đầu sự tri thức cho con người. “Sự kính sợ Đức Giê-hô-va là khởi đầu sự tri thức… Bấy giờ con sẽ hiểu biết sự kính sợ Đức Giê-hô-va, và tìm được điều tri thức của Đức Chúa Trời” (Châm ngôn 1:7a; 2:5).

Nhiều bậc cha mẹ có ý muốn tất đẹp cho con cái nhưng lại có rất ít hoặc không có thời gian giáo dục về tâm linh lẫn thể chất hoặc thiếu thì giờ để tìm kiếm những phương cách tạo mối quan hệ với con cái. Công việc cơm áo gạo tiền, phát triển nghề nghiệp; nâng cao nguồn thu nhập không phải là điều rất cần phải làm nhưng không phải vì đó mà chạy theo công việc, giao con cái cho nhà trường hoặc “ô sin” trong nhà, thuộc linh thì giao cho nhà thờ… có thể họ cũng sợ con mình sẽ bị thiệt thòi và xa cha mẹ nhưng không đến nổi nào… và cuối cùng có những điều xảy ra cho đứa trẻ trong thời niên thiếu như trầm cảm, nghiện game, xâm mình, hút thuốc… Thiếu niên nam (hoặc nữ) đều có thể bị rơi vào những tình trạng này.

Điều quan trọng cho những bậc phụ huynh là phải tập trung vào điều gì để Chúa thành hình trong tấm lòng cùng cuộc đời của chúng nó và vào việc chúng ta cần làm gì một cách ưu tiên và quyết liệt để trở thành công cụ trong chương trình của Ngài với một gia tài thuộc linh đồ sộ là những đứa con của mình. Chính mình cần nghe Lời của Chúa “Hãy phó thác đường lối mình cho Đức Giê-hô-va, và nhờ cậy nơi Ngài, thì Ngài sẽ làm thành việc ấy” (Thi 37:5).

Hãy tự hỏi: Bậc cha mẹ chúng ta có dành riêng cho mình thời gian cách cụ thể và phù hợp để xây dựng mối quan hệ yêu thương cùng duy trì điều này hay hay không? Chúng ta có dành thì giờ cho gia đình cùng chung với nhau trong sự cầu nguyện hoặc cùng đi nhà thờ không? Rời khỏi công ty / cơ quan về nhà chúng ta có đủ can đảm hạn chế tối ta sử dụng facebook, viber, các trang mạng xã hội… để có thời gian cho cả gia đình cùng thư giãn và thảo luận điều thực sự quan trọng trong cuộc sống không? Nếu có thì chỉ là những công việc rất cần thiết mà thôi.

Lịch làm việc của những bậc cha mẹ có được thôi thúc bởi tấm lòng và sự biến đổi đời sống mỗi ngày từ chính mình và lây lan đến con cái mình hay chỉ bị thôi thúc bởi những hoạt động và sự thành đạt để có thêm nhiều tiền hơn cho cuộc sống? Lời Chúa: “Nhưng trước hết, hãy tìm kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài, thì Ngài sẽ cho thêm các ngươi mọi điều ấy nữa” (Ma-thi-ơ 6:33). Những giá trị dạy dỗ dựa trên Thánh Kinh, những sứ điệp Thánh Kinh đến với cha mẹ bằng những hình thức khác nhau có trợ giúp cho mình những quyết định trả lời “có” hoặc “không” khi đối diện với những vấn đề trong cuộc sống? khi bạn muốn mở thêm một công ty, muốn đưa thêm một mô hình giải trí, sinh hoạt nào đó…

Trong cuộc sống bận rộn này, cha mẹ có chú tâm xây dựng ý thức không ngừng về Đức Chúa Trời trong lòng con cái cùng nhu cầu về ân điển của Ngài đối với chúng không? Cơ đốc nhân Chúng ta có khuôn mẫu: “… đẹp lòng Đức Chúa Trời, ấy là sự thờ phượng phải lẽ của anh em. Đừng làm theo đời nầy, nhưng hãy biến hóa bởi sự đổi mới của tâm thần mình, để thử cho biết ý muốn tốt lành, đẹp lòng và trọn vẹn của Đức Chúa Trời là thể nào” (Rôma 12:1-2).

Một khi chúng ta thường hỏi đi hỏi lại các câu này sẽ giúp những bậc phụ huynh thoát khỏi những áp lực có thể khiến cho mình có thể bị lạc lối theo chiều hướng của thế gian. Nhiều cha mẹ đương thời đã đem con trẻ đến với Chúa Giê-xu “đặng Ngài rờ chúng nó,” nghĩa là để Ngài “đặt tay trên chúng nó mà chúc phước cho” (Mác 13:16b).

Thế nhưng các môn đệ của Ngài đã “trách” cha mẹ chúng nó. Thái độ “Trách” là một phát biểu khá nặng lời cho những cha mẹ muốn con mình đến với Chúa, giống như Chúa Giê-xu “quở trách” các thế lực trói buộc con người (Mác 9:25). Vì sao họ lại có thái độ như vậy? Vì các môn đệ chịu ảnh hưởng của xã hội thời đó đánh giá về một con người đặc biệt là những đứa trẻ con, chúng nó không được nhìn nhận là những thành viên có giá trị trong xã hội vì không có năng lực hay một ảnh hưởng nào. Họ quên rằng trẻ con là quà tặng của Đức Chúa Trời dành cho cha mẹ. Trước hành động sai trái của các môn đệ, Chúa Giê-xu “bèn giận” (câu 14a). Phân đoạn kinh thánh này diễn tả Chúa Giê-xu bị buồn lòng vô cùng khi nhìn thấy hành động không đáng có của các môn đệ. Họ đã đánh mất cái ưu tiên và giá trị lâu dài cho thế hệ con em của mình. Xin Chúa giúp những bậc phụ huynh chúng ta ngày nay thoát khỏi những sai lầm to lớn này.

Để sửa dạy các môn đệ về quan điểm giá trị của một đứa trẻ, Chúa Giê-xu nói rằng Nước của Ngài là dành cho “những người giống như con trẻ ấy” (câu 14c). Đó là hình ảnh của những con người nhận biết mình không có gì để đem đến trước Chúa, những người “tay trắng,” mà thôi, những người nhận biết tự mình không thể làm được điều gì, những người không đến với Chúa với mục đích trao đổi điều gì cả, nhưng đến với Ngài để nhận tình yêu thương của Chúa ban cho như một món quà. Ngài yêu mỗi chúng ta và Ngài cũng yêu thương những con trẻ. Chúng ta cũng hãy có tấm lòng không nhờ cậy khôn ngoan riêng của mình nhưng hết lòng nhờ cậy Chúa để nuôi dạy con cho Đức Chúa Trời, chắc chắn chúng nó sẽ thành đạt và trở nên hữu ích cho xã hội và hội thánh ngày mai. Chúng ta có quyền cầu nguyện và mong ước điêu đó trên con em của chúng ta.

(còn tiếp)

 

Print Friendly, PDF & Email

Comments are closed.