Giải đáp thắc mắc (780)

Câu hỏi: Khi cha mẹ kỷ luật con cái và bắt buộc chúng nó phải chịu trách nhiệm về hành động của mình gây nên, cha mẹ thường có những thiếu sót nào trong việc dạy con về ân điển của Chúa đối với con người chúng ta vốn là tội nhân chỉ đáng chết mà Chúa vẫn thương xót?

GIẢI ĐÁP (tiếp theo):

Chúa Giê-xu Quan Tâm Đến Con Trẻ Chúa Giê-xu rất xem trọng con trẻ, thậm chí Ngài còn gọi con trẻ đến đứng giữa vòng các môn đồ và nói với họ rằng, “Nếu các ngươi…không trở nên như đứa trẻ, thì chẳng được vào nước thiên đàng đâu” (Ma-thi-ơ 18:3). Ngài tiếp tục để đứa trẻ đứng ở giữa đó và tuyên phán: “Vậy, hễ ai trở nên khiêm nhường như đứa trẻ này, sẽ là lớn hơn hết trong nước thiên đàng. Hễ ai vì danh Ta chịu tiếp một đứa trẻ thể này, tức là chịu tiếp Ta” (câu 4-5). Chữ “tiếp nhận” là một từ Hi lạp có nghĩa là “chấp nhận hoặc chào đón”. Ai trong chúng ta là những người đã được Chúa ban cho con cái thì đây là những món quà chúng ta hãy chấp nhận và chào đón chúng nó một cách trân trọng. Chúa Giê-xu nói tiếp, “Song, nếu ai làm cho một đứa trong những đứa nhỏ này đã tin Ta sa vào tội lỗi, thì thà buộc cối đá vào cổ của mình rồi quăng nó xuống đáy biển còn hơn”. Chúa Giê Xu có ý nói đến trách nhiệm huấn luyện tâm linh cho con cái mình ở đây, với lời cảnh cáo rằng sự huấn luyện của cha mẹ không được gây cớ vấp phạm cho con cái. Đức Chúa Trời thật rất quan tâm đến phúc lợi của con trẻ, Lời Chúa Ma-thi-ơ 18:10 và câu 14 cho biết rằng con trẻ có những thiên sứ canh giữ chúng trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời không muốn cho một đứa nào trong những đứa trẻ này phải hư mất.

Những Sự Dạy Dỗ Của Tân Ước Đối Với Cha Mẹ. Người ta có thể cho rằng vì trách nhiệm quan trọng này lẽ ra Tân Ước phải thêm những lời hướng dẫn dành cho cha mẹ đối với con cái. Thật ra dầu chỉ có hai câu Kinh Thánh trực tiếp khuyên nhủ bậc làm cha mẹ nhưng cũng đủ thẩm quyền để cha mẹ hiểu về trách nhiệm của mình với con cái. Ê-phê-sô 6:4 và Cô-lô-se 3:21. Cả hai câu này đều cảnh cáo cha mẹ đừng làm hòn đá vấp chân cho con. Những người làm cha được nhắc nhở rằng đừng chọc cho con cái mình giận dữ, nhưng “dùng sự dạy dỗ khuyên bảo của Chúa mà nuôi nấng chúng nó” (Ê-phê-sô 6:4 BDM). Những lời nhắc nhở như vậy chứng tỏ rằng cha mẹ có thể lôi kéo con cái vào đường lối sai trật, xa cách Đức Chúa Trời, như nhiều bậc cha mẹ trong thế gian đã làm, người giàu có lại có nguy cơ làm sai nhiều hơn. Nói lên những mưu mô của ma quỷ cũng muốn Cha mẹ là Cơ Đốc Nhân lơ là trách nhiệm và con cái cũng có thể xa cách Đức Chúa Trời. Kinh Thánh Tân ước về cách nuôi dạy con cái chứng tỏ rằng Tân ước không tạo ra một bộ nguyên tắc mới mẻ nào trong việc dạy dỗ con cái. Chúng ta có thể kết luận rằng Tân ước đã tái khẳng định những ý niệm nuôi dạy con cái đã được Kinh Thánh nói ở Cựu Ước mà thôi. Chúng ta có thể đồng ý rằng Đức Chúa Trời đang mong đợi chúng ta sử dụng những nguyên tắc Tân ước trong mối quan hệ của chúng ta đối với người khác khi chúng ta nuôi dưỡng và dạy dỗ con cái của mình và chúng ta hãy xem những lời Kinh Thánh dạy chủ yếu dành cho cha mẹ trong Cựu ước lẫn tân ước .

Đóng vai trò là con trẻ, hãy dừng lại trong vài giây và suy nghĩ về thời thơ ấu của mình. Cha mẹ hoặc thầy cô giáo của chúng ta có từng so sánh mình với anh chị em khác là những người có tánh khí và khả năng khác với mình không? Sự so sánh đó với những anh chị em khác trong gia đình đã ảnh hưởng đến mình như thế nào? Những điều đó có thể còn thương tổn cho đến ngày hôm nay!

Print Friendly, PDF & Email

Comments are closed.