Nghe Và Tin Để Được Cứu

Click vào hình tam giác nhỏ ở trên để nghe.

Tại đây không còn chia ra người Giu-đa hoặc người Gờ-réc; không còn người tôi mọi hoặc người tự chủ; không còn đàn ông hoặc đàn bà; vì trong Đức Chúa Jêsus Christ, anh em thảy đều làm một.

Ga-la-ti 3:28

Người La-mã là những người làm công tác tổ chức rất hiệu quả. Họ đặt cho mỗi một người có một vị trí và đảm bảo mỗi một nhóm và mỗi một cá nhân đều đứng trong đúng vị trí mà họ được sắp đặt. Tuy nhiên nơi duy nhất trong Đế quốc La-mã nơi không phân biệt giới tính, quốc tịch và giai cấp xã hội đó chính là hội chúng của Đức Chúa Trời tại địa phương. Trong mỗi một Hội Thánh địa phương, chỉ có “một bầy và một người chăn” (Giăng 10:16), bởi vì họ là một trong Đấng Christ. Trong lời cầu nguyện của Chúa (Giăng 17), Ngài đã xin Cha khiến chúng ta hiệp một và Đức Chúa Cha đã chấp thuận lời cầu xin này. Cơ Đốc Nhân không “hiệp một” về mặt tổ chức, nhưng hiệp một trong tâm linh, cũng như Đức Chúa Giê-su và Đức Chúa Cha là một (c. 11, 20-23). Nhưng sự hiệp không được trở nên một thuộc tính biệt lập của các Hội Thánh, bởi vì sự hiệp một cần phải được hòa hợp với các phước hạnh khác.

Sự hiệp một cần phải hòa hợp với sự đa dạng, bởi vì hiệp một mà không đa dạng nghĩa là đồng dạng, và sự đồng dạng làm cho Hội Thánh tê liệt. Đức Thánh Linh ban cho chúng ta những ân tứ và khả năng khác nhau, sự đa dạng này là một trong số những điểm mạnh của Hội Thánh (Rô-ma 12; 1 Cô-rinh-tô 12; Ê-phê-sô 4). Mỗi một người tin Chúa đều quan trọng đối với công tác của Hội Thánh, dù ân tứ mà họ có là gì. Sự giống nhau dẫn đến nhạt nhẽo, nhưng khi phát triển những ân tứ thuộc linh khác nhau sẽ đem lại sinh khí và sự đa dạng. Những người tuân thủ pháp luật một cách tuyệt đối muốn có những “Cơ Đốc Nhân rập khuôn” là những người giống như họ, tuy nhiên Đức Chúa Trời muốn có sự đa dạng trong gia đình của Ngài.

Sự hiệp một cần phải kết hợp với sự trưởng thành, để một thân thể khỏe mạnh và trưởng thành có thể được mạnh mẽ và có khả năng phục vụ. Đây là lý do vì sao 1 Cô-rinh-tô 13 được chen vào giữa chương 12 và 14, là những chương Kinh Thánh nói về “thân thể.” Tình yêu thương là hệ thống tuần hoàn của Hội Thánh, bởi nếu không có tình yêu, sự đa dạng sẽ trở thành cạnh tranh, và cạnh tranh sẽ dẫn đến chia rẽ (xem Gia-cơ 4:1-6).

Sự hiệp một thuộc về mục vụ. Cũng như mỗi một bộ phận trong thân thể phục vụ cho các bộ phận khác, Cơ Đốc Nhân cũng phải sử dụng ân tứ của họ để phục vụ lẫn nhau. Hãy dùng quyển Kinh Tiết Sách Dẫn và tra những câu Kinh Thánh có cụm từ “lẫn nhau.” Mục vụ của Hội Thánh đó chính là đem sứ điệp phúc âm đến với toàn thế giới, và sự hiệp một của chúng ta trong Đấng Christ là để thực hiện mục vụ này. Thế gian ghét chúng ta (Giăng 17:14), nhưng tình yêu thương và sự hiệp một của chúng ta sẽ làm chứng rằng chúng ta thuộc về Đức Chúa Trời (c. 21-22). Người ta đã nói về Hội Thánh đầu tiên rằng: “Kìa, họ yêu thương lẫn nhau là thể nào!” Hy vọng những người lạc mất cũng nói rằng: “Kìa, họ yêu thương chúng ta là thể nào!”

Sự hiệp một cũng được viết vào trong cõi đời đời của chúng ta. Đức Chúa Giê-su đã ban sự vinh quang cho mỗi người tin Ngài để thân thể của chúng ta trở nên đền thờ của Ngài (Giăng 17:22; 1 Cô-rinh-tô 6:19-20), nhưng Ngài cũng cầu nguyện để chúng ta sẽ mang sự vinh quang của Ngài trên thiên đàng (Giăng 17:24). Sẽ có sự hiệp một trên thiên đàng – sẽ không còn những ngọn cờ giáo phái, không có sự cạnh tranh, không ai hỏi rằng: “Ai là người lớn hơn hết? Ai là người được tín nhiệm?” Tại sao? Bởi vì điều quan trọng trên thiên đàng đó chính là sự vinh quang của Đức Chúa Trời. Khi chúng ta mang lấy sự vinh quang của Ngài, mọi sự vinh quang khác sẽ trở nên vô nghĩa. Điều này dẫn đến một kết luận: Nếu chúng ta có tình yêu thương và sự hiệp một trên thiên đàng; tại sao chúng ta không tập tành điều đó ngay hôm nay? Nếu chúng ta được định để ở cùng nhau trong vùng đất yêu thương và vinh quang, hãy làm quen với điều đó ngay hôm nay và bày tỏ cho thế giới sự hiệp một vinh quang của dân sự Đức Chúa Trời. Không phải bằng cách hình thành nên một tổ chức lớn, nhưng bằng việc hình thành một cộng đồng hiệp một và yêu thương khổng lồ trên đất. Chúng ta hiệp một trong tâm linh, nhưng Đức Chúa Giê-su muốn chúng ta hiệp một theo cách mà một thế giới đầy chia rẽ và cạnh tranh có thể nhìn thấy được. Lời chứng của chúng ta nói về tình yêu thương của Đức Chúa Trời sẽ hữu ích gì khi thế giới không nhìn thấy tình yêu đó được thể hiện bằng hành động?

Vả, lời rao truyền mà các con đã nghe từ lúc ban đầu, ấy là chúng ta phải yêu thương lẫn nhau.

1 Giăng 3:11

admin

The post Nghe Và Tin Để Được Cứu appeared first on Hướng Đi Ministries.

Print Friendly, PDF & Email

Comments are closed.