Hai người trở thành xa lạ. Sự bất hòa đó chỉ có thể đảo ngược bằng sự hòa giải . Giải hòa là làm khôi phục lại tình bạn hay sự đồng nhất giữa hai tâm hồn. Khi hai người bạn cũ giải quyết sự khác biệt và làm mới lại tình bạn, đó là sự giải hòa. Sách 2 Cô Rinh Tô đoạn 5 câu 18-19 nói rằng: “Mọi điều đó đến bởi Đức Chúa Trời, Ngài đã làm cho chúng ta nhờ Đấng Christ mà được hòa thuận lại cùng Ngài, và giao chức vụ giảng hòa cho chúng ta. 19 Ấy là, trong Đấng Christ, Đức Chúa Trời đã cho thế gian được hòa giải với Ngài, không kể tội lỗi cho loài người, và ủy thác cho chúng tôi sứ điệp hòa giải”.
Kinh thánh nói rằng: “Chúa Giê Xu hòa giải chúng ta với Thượng Đế.” (Rôma 5:10; 2 Cô Rinh tô 5:18; Cô Lô Se 1:20-21). Nếu chúng ta cần giải hòa với Đức Chúa Trời, điều này hàm ý mối liên hệ giữa ta và Chúa đã bị đổ vỡ. Bởi Chúa là Đấng thánh khiết, không hề phạm tội, chúng ta phải là người phạm tội đáng bị khiển trách. Tội lổi chúng ta đã làm chúng ta xa cách Chúa. Rôma 5:10 nói rằng chúng ta là kẻ thù nghich của Đức Chúa Trời. “Vì nếu khi chúng ta còn là thù nghịch cùng Đức Chúa Trời, mà đã được hòa thuận với Ngài bởi sự chết của Con Ngài, thì huống chi nay đã hòa thuận rồi, chúng ta sẽ nhờ sự sống của Con ấy mà được cứu là dường nào!”
Khi chúa Giê Xu chết trên thập tự giá, Ngài đã làm thỏa mãn cơn thịnh nộ (xự đoán xét) của Đức Chúa Trời và khiến kẻ thù của Chúa, chúng ta, được hòa giải (hay hòa thuận) cùng Chúa. Như vậy sự giải hòa của chúng ta với Chúa bao gồm ân điển và sự tha thứ tội lổi của chúng ta. Sự hy sinh của Chúa làm đổi mới mối quan hệ giữa chúng ta và Chúa: từ kẻ thù nghịch thành bạn hữu. “Ta chẳng gọi các ngươi là đầy tớ nữa … nhưng ta đã gọi các ngươi là bạn hữu ta” (Giăng 15:15). Sự hòa giải với Chúa là một chân lý kỳ diệu vẻ vang. Chúng ta từ kẻ thù của Chúa trở thành bạn của Ngài. Chúng ta đáng bị rủa xả vì tội lổi của mình, nay được tha thứ. Chúng ta đang chiến đấu chống cự Chúa, nay được “Sự bình an của Đức Chúa Trời vượt quá mọi sự hiểu biết” Phi Líp 4:7
nguồn: gotquestions.org
Vào ngày 30 tháng 12 năm 1862, Nội chiến Hoa Kỳ nổ ra. Quân đội Liên bang và Liên minh đóng trại cách nhau 700 thước, đối diện nhau ở hai bên bờ sông Stones, Tennessee. Khi sưởi ấm quanh đống lửa trại, những người lính Liên bang chơi bài “Yankee Doodle” bằng đàn và kèn harmonica. Đáp lại, những người lính Liên minh chơi bài “Dixie”. Điều đáng chú ý là vào đoạn kết, hai bên đã đồng thanh chơi bài “Home, Sweet Home/Mái Ấm Thân Yêu”. Những kẻ thù không đội trời chung cùng nhau hòa thanh trong đêm tối, le lói tia sáng hòa bình không tưởng. Tuy nhiên, thỏa thuận đình chiến bằng âm nhạc này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Sáng hôm sau, họ buông đàn xuống và cầm súng lên, để rồi 24.645 binh sĩ phải hy sinh.
Dù con người có nỗ lực xây dựng hòa bình đến mấy cũng không thể tránh khỏi nguy
biến. Sự thù địch chấm dứt ở nơi này, rồi lại bùng lên ở nơi khác. Mối quan hệ vừa mới hòa hợp đây, nhưng chẳng bao lâu sau lại căng thẳng và đau khổ. Kinh Thánh cho biết Chúa là Đấng hòa giải đáng tin cậy duy nhất của chúng ta. Chúa Jêsus đã khẳng định rõ ràng điều đó: “Các con có sự bình an trong Ta” (16:33). Chúng ta được bình an trong Chúa Jêsus. Chúng ta được dự phần trong sứ mạng xây dựng hòa bình của Chúa, nhưng chỉ có sự hòa giải và đổi mới của chính Ngài mới có thể mang đến hòa bình thực sự.
Chúa Jêsus nói rằng chúng ta không thể nào tránh khỏi xung đột. Ngài phán: “Các con sẽ có hoạn nạn trong thế gian, nhưng hãy vững lòng, Ta đã thắng thế gian rồi” (c.33). Mặc dù mọi nỗ lực của chúng ta dường như vô ích, nhưng Chúa yêu thương (c.27) đã ban sự bình an cho con cái Ngài trong thế giới luôn thay đổi này.
Tác giả: Winn Collier
Bài khảo luận của Mục sư Phạm Hơn:
The post Sự Giải Hòa appeared first on Hướng Đi Ministries.