Giải đáp thắc mắc (773)

Câu hỏi: Khi cha mẹ kỷ luật con cái và bắt buộc chúng nó phải chịu trách nhiệm về hành động của mình gây nên, cha mẹ thường có những thiếu sót nào trong việc dạy con về ân điển của Chúa đối với con người chúng ta vốn là tội nhân chỉ đáng chết mà Chúa vẫn thương xót? ?

GIẢI ĐÁP: Dạy dỗ con cái theo khuôn mẫu Lời Chúa (tiếp theo)

Ân cần dạy dỗ nhắc nhở cha mẹ phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề tâm linh của con cái. Thật đáng quý khi nhiều bậc phụ huynh ngày nay rất quan tâm đến con cái về mọi mặt: từ sức khỏe, đến việc học, việc làm của con cái. Đối với Lời Chúa, chúng ta cũng cần quan tâm đúng mức như vậy với con cái mình. Ân cần dạy dỗ con cái bao gồm việc nhắc nhở, động viên chúng nó đọc, học và thực hành Lời Chúa. Ân cần dạy dỗ là một công tác đòi hỏi sự kiên trì theo thời gian. Nhưng trước khi ân cần dạy dỗ Lời Chúa cho con cái, chúng ta phải làm gương cho con cái về sự yêu mến Lời Chúa.

Kinh Thánh chứa đựng nhiều sự khôn ngoan và Lời Chúa cũng được dùng là sách cẩm nang trong việc dạy dỗ con cái theo khuôn mẫu của Đức Chúa Trời. Kinh Thánh bao gồm nhiều lời khuyên thực tế cho việc quan trọng này. Lời Chúa nhấn mạnh đến những nỗ lực mà nhiều người thường bỏ sót là giúp con cái của mình phát triển những đức tính tốt. (Ê-phê-sô 4:22-24) Về phương diện này, lời khuyên của Kinh Thánh cung cấp một yếu tố then chốt cho nền giáo dục quân bình, xuyên thủng mọi nền văn hóa. Khi áp dụng lời của Chúa với chúng ta cùng gia đình của mình thì rất nhiều gia đình đã nhận được vô vàn lợi ích trong mọi thời đại trong mọi nền văn hóa của các châu lục. Do đó, làm theo lời khuyên của Kinh Thánh chắc chắn giúp chúng ta thành công trong việc dạy dỗ con cái.

Gương của cha mẹ—Cách giáo dục tốt nhất “Vậy ngươi dạy-dỗ kẻ khác mà không dạy-dỗ chính mình ngươi sao! Ngươi giảng rằng chớ nên ăn-cắp, mà ngươi ăn-cắp! Ngươi nói rằng chớ nên phạm tội tà-dâm, mà ngươi phạm tội tà-dâm!”— Rô-ma 2:21, 22. Một vị chủ tịch Hội Đồng Giáo Dục ở Seoul Hàn quốc tuyên bố: “Gương tốt qua lời nói và việc làm là cách giáo dục tốt nhất cho trẻ em”. Nếu cha mẹ không làm gương tốt trong lời nói và hạnh kiểm, lại không có những phương cách khuyên dạy rõ ràng thì đừng nghĩ rằng trẻ em không biết, nó ngây thơ nhưng nó có cảm nhận là cha mẹ có gì giả hình trong đó, lời nói của cha mẹ sẽ mất đi hiệu quả. Chẳng hạn, nếu cha mẹ muốn dạy con lương thiện thì chính mình phải lương thiện. Một số cha mẹ, khi không muốn nghe điện thoại người nào gọi đến, thường bảo con nói: “Xin lỗi, ba (hoặc mẹ) cháu không có ở nhà”. Khi được bảo như vậy, đứa con sẽ bối rối và lúng túng. Với thời gian, em có thể bắt đầu nói dối mà không cảm thấy áy náy nếu rơi vào những tình huống khó khăn. Do đó, nếu thành thật muốn con mình được dạy dỗ đúng mức thì chính cha mẹ phải thực hiện nói như thế nảo thì cũng cần làm vậy. Phụ huynh có muốn dạy con cái ăn nói lễ phép không? Muốn vậy cha mẹ phải nêu gương tốt để chúng nó mau chóng bắt chước mình. Sung-sik là một Cơ đốc nhân, ông có bốn con và nói nói bạn của mình rằng: “Vợ chồng tôi đã kết ước với nhau quyết định vợ chồng mình không dùng lời lẽ thô lỗ. Chúng tôi tỏ ra tôn trọng nhau và không lớn tiếng ngay cả khi bực bội hay tức giận một việc gì đó. Gương tốt hiệu nghiệm hơn lời nói rất nhiều. Chúng tôi rất hài lòng khi thấy con cái mình nói chuyện với người khác một cách lễ phép và lịch sự”. Lời Chúa: “Ai gieo giống chi, lại gặt giống ấy” (Ga-la-ti 6:7). Bậc cha mẹ nào muốn con cái mình có tiêu chuẩn cao về đạo đức thì chính họ trước hết phải sống phù hợp với các tiêu chuẩn mà Chúa đã mời gọi họ qua Lời Chúa. (Còn tiếp)

Comments are closed.